Hạt Sen tươi

Trạng thái: Còn hàng
220,000₫
  Tên Sản PhẩmHạt Sen Tươi Xuất xứBình Thuận - Việt NamNhà Sản XuấtHộ Kinh Doanh - Mê Pu - Đức Linh - Bình ThuậnKhu vực khai thácThôn 1, 3 - Mê Pu - Đức Linh - Bình ThuậnQuy cách đóng góiĐóng...
- +

 

 

Tên Sản PhẩmHạt Sen Tươi 
Xuất xứBình Thuận - Việt Nam
Nhà Sản XuấtHộ Kinh Doanh - Mê Pu - Đức Linh - Bình Thuận
Khu vực khai thácThôn 1, 3 - Mê Pu - Đức Linh - Bình Thuận
Quy cách đóng góiĐóng túi  250g - 500g - 1kg
Nhà phân phốiCô Tấm Việt Nam - cotavina.com
Hạn sử dụng 3 Tuần ngăn mát - 6 tháng ngăn đông
Cam kết chất lượngTươi nguyên chất, đạt VSATTP, Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm 100 triệu
Vận chuyểnGiao hàng tươi trong ngày, hoặc lưu kho lạnh giao ngày hôm sau

 

Cây Sen, loài cây có lẽ đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Sen không chỉ là 1 loại hoa đẹp mà còn là biểu tượng văn hóa trong tâm thức người Việt, là biểu tượng của nhân cách người Việt. Chính vì vậy Sen được công nhận là quốc hoa của Việt Nam, là biểu tượng của nền văn hóa Việt.

Đặc điểm phân bố:

Sen (tên khoa học: Nelumbo nucifera), hay còn được gọi là sen hồng hay liên hoa, là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo thuộc chi sen. Toàn bộ phần thân và rễ của cây sống dưới nước, chỉ riêng phần hoa và lá là nổi trên bề mặt nước. 

Rễ sen (hay còn được gọi là ngó sen) vùi sâu xuống bùn lầy. Thân sen hình trụ, màu xanh lục với nhiều gai nhỏ bao xung quanh. Lá sen mọc ra từ thân cây, màu xanh lục, hình tỏa tròn với cuống dài. Lá sen nổi trên mặt nước với bề mặt không thấm nước.

Hoa sen có kích thước to, thường có màu trắng hoặc màu hồng. Hạt sen có hình trái xoan, gồm 2 mảnh. Khi tách 2 lá mầm ra, bạn sẽ thấy 2 đường rãnh dọc đối xứng, bên trong chứa chồi mầm màu xanh (được gọi là tâm hay tim sen).

Về nguồn gốc lịch sử, Ai Cập chính là quê hương của các loài sen. Theo ghi chép cho thấy, từ thời cổ đại, cây sen đã mọc dọc bờ sông Nile. Về sau, người dân Ai Cập đã mang cây sen sang nhiều quốc gia khác như Assyria, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc,…Cây sen cũng là loài thực vật có mặt từ lâu ở bán đảo Đông Dương. Còn hiện nay, cây sen cũng được trồng nhiều tại các quốc gia thuộc khu vực Tây Âu. 

Tại Việt Nam, cây sen có mặt ở cả ba miền, trong đó phân bố nhiều nhất ở cả tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài mọc hoang ở vùng sông hồ, ao,…, cây sen còn được quy hoạch, trồng để thu hoạch hoặc làm cảnh tại các vùng sông hồ, ao.

Phân loại Sen:

Cây sen thuộc họ sen súng và có tới hơn 100 loài sen, trong đó phổ biến nhất là sen trắng đơn hoa, mỗi bông có khoảng 24 cánh. Ngoài ra, còn có một số loài sen khác như sen kép, mỗi bông có thể có tới trên 100 cánh, thường mang màu đỏ hoặc hồng.

Tại Việt Nam hiện nay, phổ biến nhất vẫn là 2 loài sen hồng và sen trắng. Bên cạnh đó còn có một loại sen chiếm số ít với nhiều màu sắc khác như đỏ, tím, vàng, xanh,… với các hình dạng khác nhau như sen cung đình, sen thái hay sen nhật.

– Sen Việt hồng: loài sen giản dị, gần gũi được nhiều người ưa chuộng sử dụng

– Sen Việt trắng: loài sen mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh cao

– Sen Cung Đình hồng: loài sen sở hữu hình dáng nhỏ nhắn, dễ thương

– Sen Cung Đình trắng: loại sen thường được các vua chúa ngày xưa lựa chọn sử dụng trong cung đình

– Sen Thái (hay còn được gọi là sen Quan Âm, sen Bách Diệp): là loại sen sở hữu hai màu trắng và hồng với đặc điểm nổi bật là có nhiều cánh nhỏ li ti bên trong.

– Sen Nhật: là loại sen đắt nhất do sự quý hiếm của nó, khó nhân giống nhưng lại dễ chăm sóc.

Giá trị dinh dưỡng của Sen:

Từ lâu, các bộ phận của cây sen đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh hoặc các món ăn giúp nâng cao sức khỏe. Và mỗi bộ phận của cây sen lại có thể được tận dụng với những tác dụng khác nhau. Cụ thể:

- Lá sen (ưu tiên sử dụng lá sen bánh tẻ, không già, không non thì sẽ tốt hơn so với lá sen già): có tác dụng an thần, cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn, thanh nhiệt, giảm béo, chữa cảm nắng.

-  Hoa sen: có tác dụng an thần trị mất ngủ cho giấc ngủ ngon và sâu hơn, thanh nhiệt. Ngoài ra, với những bạn bị mụn, lở loét thì cũng có thể sử dụng hoa sen để điều trị ngoài da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên da.

- Nhụy sen: nhụy sen đem sắc lấy nước uống có tác dụng chữa băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, ngăn ngừa nguy cơ chảy máu, mất máu quá nhiều.

- Gương sen: gương sen sau khi tách hạt, sấy khô, tán bột, pha nước uống có thể mang đến tác dụng tiêu khát, hỗ trợ điều trị tình trạng đái ra máu, tiểu đường, cầm máu hiệu quả,….

- Hạt sen: là bộ phận sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng nhất của cây sen, sở hữu hàm lượng cao chất đạm, canxi, sắt, phốt pho, chất béo,… mang đến tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, hỗ trợ an thai, giảm lượng đường trong máu, tốt cho người bệnh tiểu đường, ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ,…

- Tâm sen: sở hữu vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giải nhiệt, trừ cảm nắng, cải thiện tình trạng khát nước sau khi sinh do hư nhiệt.

- Ngó sen: sở hữu hàm lượng cao tinh bột, đường glucoza, vitamin C, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho người sử dụng.

Có thể nói, cây Sen là một loại đặc biệt, tất cả các bộ phận của cây Sen đều được sử dụng một cách hợp lý nhất, không chỉ dùng để chế biến các món ăn ngon mà còn là những vị thuốc, bài thuốc gia truyền từ xa xưa của cha ông ta để lại. Một loại cây đặc biệt, xứng đáng với vẻ đẹp và giá trị của nó mang lại, xứng đáng với biểu tượng của văn hóa Việt Nam.

Sơ chế và bảo quản Sen:

Sen là một loại cây đặc biệt, tất cả các bộ phận trên cây Sen đều có thể được sử dụng làm thực phẩm cũng như một vài bài thuốc trong đông y. Chính vì vậy việc bảo quản các bộ phận của Sen cũng sẽ có một số sự khác biệt để đảm bảo được chất lượng của chúng. Bài viết sau mách nhỏ cho các bạn một vài mẹo để bảo quản các sản phẩm từ Sen nhằm giữ chúng được tươi và chất lượng nhất.

- Sơ chế và bảo quản hạt sen tươi: 

Sự khác biệt giữa hạt sen tươi và khô nằm ở phân lượng nước, và điều đó khiến hạt sen tươi thông thường chỉ để được 5 -  7 ngày nếu để ở nhiệt độ thông thường, 7 - 14 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh, qua thời gian đó, hạt sen sẽ hỏng mốc mất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại đến sức khỏe. 

Hạt sen tươi sơ chế rất đơn giản, khi bạn hái sen về, chỉ cần tách từng hạt sen ra khỏi đài sen là được, sau đó lột đi lớp vỏ xanh bên ngoài chỉ để lại phần hạt sen màu trắng ngà là được. Tách đôi hạt sen màu trắng ra để lấy phần tim sen hoặc bạn cũng có thể lấy tim sen bằng cách dùng que tăm chọc vào phần dưới cùng của hạt sen và đẩy tim sen ra ngoài (cách này thì hạt sen sẽ còn nguyên hạt không bị tách đôi ra)

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh thanh mát giải nhiệt mùa hè -  VietReview.vn

Một số bước nhỏ giúp bạn bảo quản hạt sen tươi lâu nhất có thể mà vẫn giữ được nguyên giá trị:

  + B1: hạt sen tươi mua về, tách vỏ xanh, để lại phần hạt sen màu trắng, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC RỬA, sau đó dùng dao cắt bỏ 2 phần đầu nhọn trên thân hạt sen rồi khía dọc hạt một cách nhẹ nhàng, dùng tăm để lấy tâm sen ra.

tách tâm sen ra khỏi hạt sen tươi

  + B2: chia nhỏ từng phần lượng đủ dùng cho mỗi lần sử dụng, cho lần lượt vào túi Zipper hoặc hộp nhựa sạch, cất vào ngăn đá (ngăn đông)  của tủ lạnh.

  + Rã đông khi sử dụng: khi cần dùng thì lấy ra từng bịch hoặc từng phần rã đông dần bằng nước ấm hoặc hấp lại sau đó có thể chế biến. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, cách này không chỉ giúp lưu trữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng ban đầu của sen mà sen vẫn sẽ mềm, bở, dẻo chứ không hề khô cứng.

  + Bằng cách bảo quản hạt sen tươi này, bạn có thể giữ được hạt sen không bị hỏng trong 4 - 5 tháng

- Sơ chế và bảo quản củ sen tươi: 

  + Sơ chế củ sen: củ sen sau khi mua về bạn rửa sạch lớp bùn bên ngoài, tách bỏ các đầu phần cứng của từng đốt củ sen rồi bóc lớp vỏ bên ngoài đi, thái lát củ sen thành từng miếng mỏng vừa ăn. Lưu ý khi cắt lát củ sen thì bạn nên ngâm chúng vào nước sạch có hòa 1 chút nước cốt chanh hoặc dấm để cho củ sen không bị đen, khi nấu ăn món ăn sẽ có màu sắc đẹp hơn.

Cách làm 5 món ngon bổ từ củ sen khi đang vào mùa

  + Bảo quản củ sen: củ sen tươi không bảo quản được lâu như hạt sen, bởi vậy bạn nên cân nhắc sử dụng chúng càng sớm thì củ sen sẽ giữ được chất lượng nhất. Không nên rửa củ sen trước khi chưa sử dụng vì sẽ khó giữ được lâu. Nếu để củ sen ở chỗ thoáng mát thì có thể bảo quản trong vòng 1 tuần. Để củ sen chưa rửa trong túi sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được chúng trong khoảng 2 tuần.

- Sơ chế và bảo quản ngó sen tươi:

Ngó sen rất dễ bị thâm đen trong quá trình chế biến nếu bạn không thao tác đúng cách. Dưới đây là cách sơ chế ngó sen trắng giòn, sạch mủ, không bị thâm rất hữu ích.

  + Sơ chế ngó sen tươi: 

  • Sơ chế với dấm và đường: ngó sen sau khi rửa, bạn bẻ ngó sen thành các khúc nhỏ từ 4-6 cm, sau đó ngâm ngay vào hỗn hợp gồm: 150ml giấm ăn, 200g đường và 2 lít nước. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi bỏ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày rồi lấy ra sử dụng. Cùng với đó thì đường làm dậy hương thơm cùng với nhiệt độ mát sẽ giúp cho ngó sen cúng lại khi chế biến sẽ giòn hơn.Sơ chế ngó sen với giấm và đường
  • Sơ chế với chanh và muối: Ngó sen muốn không bị đen, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp chanh kết hợp cũng nước muối loãng để ngâm. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5 quả chanh cùng một chút muối với 1,5 lít nước. Chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt sau đó cho muối vào hòa cùng là được. Trước khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần ngâm trước ngó sen trong hỗn hợp này từ 22-24 tiếng ở nhiệt độ mát từ 5-10 độ sau đó lấy ra chế biến. Đơn giản như vậy là bạn sẽ có ngó sen trắng tinh, giòn ngon để chế biến.Sơ chế ngó sen với chanh và muối
  • Sơ chế với nước đá lạnh: Ngó sen sau khi mua về, tước sạch phần vỏ, cắt khúc, chẻ mỏng. Cách ngâm ngó sen trắng là bạn cho ngó sen vào nước đá lạnh pha loãng với một ít muối, chanh để làm sạch. Bạn có thể thay nước muối chanh bằng hỗn hợp giấm và phèn chua. Nước đá lạnh có tác dụng giúp ngó sen giòn, cứng, trắng đẹp. Lưu ý không ngâm nước muối vì nếu lượng muối không phù hợp có thể khiến ngó sen bị mềm, xẹp, mất đi vị giòn ngon. Sau khi rửa ngó sen sạch, trắng, cách bảo quản ngó sen tươi ngon là bạn tiếp tục ngâm ngó sen trong nước đá lạnh đến khi sử dụng. Tránh để ráo ở ngoài nhiệt độ phòng vì phần bên ngoài của ngó sen rất dễ bị thâm đen.Sơ chế ngó sen với nước đá lạnh
  + Bảo quản ngó sen tươi: Ngó sen là phần non nhất của cả cây sen, màu trắng sữa và giòn, khi sờ vào có cảm giác mát lạnh do đó ngó sen tươi hầu như không để được lâu. Tốt nhất nên sử dụng ngó sen sau khi thu hoạch 1-2 ngày vì khi đó ngó sen vẫn còn giữ được hương vị tươi ngon nhất.
- Sơ chế và bảo quản tim sen: 
  + Sơ chế tim sen: Hiện nay có rất nhiều phương pháp sơ chế (sao) tim sen, có dùng tay và cả có dùng máy móc. Giới thiệu cho các bạn một cách đơn giản mà đông đảo các thầy thuốc đông y thường sử dụng.
  • Chuẩn bị: chảo miệng rộng, xẻng sao thuốc
  • Nguyên liệu: tâm sen tươi hoặc đã phơi khô, than, bếp lò
  • Điều chỉnh giảm nhiệt lượng trong bếp lò (lượng lửa nhỏ), đun nóng chảo rồi cho tâm sen vào sao (dùng xẻng đảo đều tay) cho đến khi bề mặt tâm sen có màu vàng, ngửi thấy mùi thơm, bẻ thử thấy khô giòn, bên trong vẫn có màu xanh lục là được.
  • Mục đích: tâm sen sao vàng nhằm hạn chế bớt tính lạnh, tính nê trệ của của loại nguyên liệu này đối với hệ tiêu hóa của con người. Đặc biệt, đối với những người có thể trạng yếu, người mệt mỏi, ăn uống giảm sút, thể trạng hư hàn thì nên sao tâm sen theo cách này.
  + Bảo quản tim sen: Sau khi tâm sen đã được sao vàng, đổ tâm sen vào một khu đất sạch, lót giấy báo bên dưới, dải đều rồi đậy kín khoảng 10- 15 phút cho tâm sen nguội thì cho vào túi nilong hoặc hộp kín để bảo quản.
Tâm sen/ Tim sen khô Sao Vàng Cao Cấp Loại 1 - Trà tim sen giúp ngủ ngon,  hạ huyết áp, thanh lọc cơ thể | Shopee Việt Nam
 
Các món ăn ngon chế biến từ hạt sen: 
Hạt sen có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau, rất đa dạng và phong phú. Trong bài viết này chỉ giới thiệu cho mọi người vài món nấu từ hạt sen đơn giản để mọi người có thể thưởng thức cùng gia đình.
1. Chè hạt sen cốm dẻo: 
- Nguyên liệu cho phần 4 người ăn:
  + Cốm dẹp: 100gr
  + Hạt sen tươi: 100gr
  + Bột sắn dây: 2 muỗng
  + Đậu xanh không vỏ: 50gr
  + Đường trắng: 400gr
  + Dừa nào: 50gr
- Các bước thực hiện: 
  + Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 40 phút cho đậu nở.
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Chè hạt sen cốm dẻo

  + Cốm đãi sạch, hạt sen tươi lấy tim sen rồi rửa sạch

  + Cho hạt sen vào nồi, thêm 500ml nước, đun sôi khoảng 15 phút cho hạt sen chín sau đó cho đậu xanh vào đun tiếp 5-7 phút, thêm đường vào khuấy đều tay cho đường tan hết.
Bước 2 Nấu chè hạt sen cốm dẻo Chè hạt sen cốm dẻo
  + Hòa 2 muỗng canh bột sắn dây rồi đổ vào nồi chè, khuấy đều đến khi nồi chè cốm có độ sánh thì thả ít cốm dẻo vào, khuấy đều, tắt bếp.
Bước 2 Nấu chè hạt sen cốm dẻo Chè hạt sen cốm dẻo
- Trình bày và thưởng thức: Chén chè hạt sen cốm dẻo thơm lừng mùi cốm, béo bùi từ hạt sen. Nếu thích dùng lạnh có thể để nguội rồi cho vào tủ lạnh 1 - 2 tiếng đồng hồ trước khi dùng. Hoặc có thể thêm đá viên và nước đường tùy thích nhé!
Bước 3 Thành phẩm Chè hạt sen cốm dẻo
2. Xôi hạt sen lá dứa:
- Nguyên liệu cho phần 3 người ăn:
  + Gạo nếp:  300gr 
  + Hạt sen khô:  100gr 
  + Lá dứa:  10 lá 
  + Muối:  1/4 muỗng cà phê 
  + Nước cốt dừa:  2 muỗng cà phê 
  + Đường:  2 muỗng canh
Nguyên liệu món ăn xôi hạt sen lá dứa
- Các bước chế biến:
  + Lá dứa làm sạch, cắt nhỏ, sau đó đem vào máy xay sinh tố cùng 300ml nước, đem xay cho thật nhuyễn. Sau đó dùng rây lọc lấy nước lá dứa.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Xôi hạt sen lá dứa

  + Vo sạch nếp, cho nước lá dứa vào ngâm nếp khoảng 6 giờ hoặc qua đêm cho nếp nở.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Xôi hạt sen lá dứa

  + Hạt sen khô ngâm nước 3 tiếng cho nở mềm, sau đó vớt ra rửa sạch. Chuẩn bị nồi nước sôi, cho hạt sen vào luộc 15 phút cho hạt sen chín mềm, sau đó vớt ra.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu Xôi hạt sen lá dứa

  + Nếp sau khi ngâm đem đổ bỏ nước ngâm, cho hạt sen đã luộc vào tô nếp, thêm 1/4 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê nước cốt dừa rồi trộn đều.

Bước 2 Hấp xôi Xôi hạt sen lá dứa

  + Chuẩn bị một nồi nước sôi để hấp nếp, cho vào nước hấp phần lá dứa còn lại đã rửa sạch. Cho nếp vào xửng và tạo các lỗ tròn như hình để xôi hấp ngon hơn.

Bước 2 Hấp xôi Xôi hạt sen lá dứa

  + Hấp xôi 20 - 30 phút cho xôi chín mềm hoàn toàn. Lấy xôi ra và cho thêm vào xôi 2 muỗng canh đường, trộn đều.

Bước 2 Hấp xôi Xôi hạt sen lá dứa

- Trình bày và thưởng thức:

Xôi hạt sen lá dứa mềm dẻo, thơm ngon với hạt sen bùi bùi, béo béo hương nước cốt dừa thật hấp dẫn đúng không nào? Bạn có thể thưởng thức cùng với một ít dừa sợi sẽ càng thơm ngon hơn.

3. Chân giò hầm hạt sen:

- Nguyên liệu cho phần 3 người ăn: 

  + Giò heo: 500gr

  + Cà rốt: 2 củ

  + Nấm đông cô (nấm hương) khô: 5gr

  + Hạt sen tươi: 100gr

  + Gia vị: hành, ngò, hạt nêm, muối, nước mắm, đường

Nguyên liệu món ăn chân giò hầm đu đủ và chân giò hầm hạt sen

- Các bước chế biến: 

  + Sơ chế giò heo: Giò heo mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt giò thành các miếng vừa ăn.

Bước 1 Sơ chế giò heo Chân giò hầm hạt sen

Sau đó cho móng giò vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Sau đó vớt ra cho vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi vớt ra đem rửa giò heo lần nữa dưới vòi nước sạch rồi để ráo.

Bước 1 Sơ chế giò heo Chân giò hầm hạt sen

  + Sơ chế nguyên liệu khác:

  • Cà rốt gọt sơ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, cắt khoanh. Hành ngò rửa sạch, cắt nhuyễn.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác Chân giò hầm hạt sen
  • Nấm hương khô đem ngâm với nước ấm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa và vò nấm dưới vòi nước sạch nhiều lần cho sạch cát, cắt bỏ phần chân nấm.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác Chân giò hầm hạt sen
  • Về phần hạt sen, bạn có thể mua hạt sen tươi hoặc hạt sen khô. Đối với hạt sen tươi: Hạt sen tươi các bạn tách vỏ, tách tim sen, rửa sạch tránh làm đắng hạt nếu còn tim sen vương lại. Đối với loại hạt sen khô trong siêu thị: bạn cần ngâm nước tầm 2 tiếng để hạt sen nở đều, không bị cứng. Sau đó mang hạt sen đi luộc sơ với nước khoảng 20 phút để hạt sen mau mềm, giúp tiết kiệm thời gian khi nấu. Sau đó vớt hạt sen ra chén.

Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác Chân giò hầm hạt sen
  + Nấu canh: 
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước và phần giò heo đã sơ chế, ninh giò trong 30 phút để giò mềm và ra nước ngọt.

    Sau 30 phút, cho 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm vào khuấy đều, tiếp tục cho cà rốt vào hầm cho đến khi cà rốt chín mềm.

Bước 3 Nấu canh Chân giò hầm hạt sen
  • Tiếp tục cho phần nấm hương và hạt sen vào nấu rồi nêm vào 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, khuấy đều cho các gia vị hòa tan.

    Cho phần hành ngò vào đảo đều rồi tắt bếp là hoàn thành.

Bước 3 Nấu canh Chân giò hầm hạt sen
- Trình bày và thưởng thức:

Chân giò hầm hạt sen với nước dùng thanh ngọt hấp dẫn, giò heo mềm béo kết hợp với nấm hương dai dai và hạt sen bùi bùi vô cùng ngon miệng.

Khi ăn rắc thêm chút tiêu và ớt cắt nhuyễn để món ăn tăng thêm hương vị.

Mẹo lựa chọn hạt sen ngon:

Bạn nên mua hạt sen vẫn còn vỏ về và tách. Cách này tuy mất chút thời gian nhưng bạn sẽ có được hạt sen tươi, an tâm hơn khi sử dụng.

Khi mua hạt sen tươi đã tách vỏ, nên mua những hạt sen đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.

Hạt Sen mà THỰC PHẨM CÔ TẤM cung cấp là Sen được trồng tại Đức Linh - Bình Thuận, sinh trưởng tự nhiên, không bón phân phun thuốc, sạch 100%. Hạt Sen già có màu trắng kem ngà ngà, hạt to mẩy và chắc, khi ăn có mùi thơm đặc trung, vị bùi bùi, dẻo dẻo, mềm mại. Mùi vị không thể so sánh với các loại hạt sen bán dọc đường hay trong siêu thị.

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây